Sơ đồ mạch điện xe nâng hàng | Cách đọc sơ đồ điện xe nâng

Sơ đồ mạch điện xe nâng là một bản thiết kế được dùng để thể hiện chi tiết cách các bộ phận điện trong xe kết nối và hoạt động cùng nhau. Nó giống như một tấm bản đồ chỉ dẫn, giúp chúng ta hiểu rõ hệ thống điện vô cùng phức tạp được bố trí trên xe nâng hàng.

Các thành phần chính trong một số đồ mạch điện gồm có:

  • Nguồn điện (Ắc quy)
  • Béc phun
  • Bướm ga
  • Cuộn dây đánh lửa
  • Hệ thống điều khiển
  • Cảm biến
  • Đèn báo

Cụ thể, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu chi tiết về một số sơ đồ mạch điện chính ở trên xe nâng ngay sau đây.

Các loại sơ đồ mạch điện xe nâng hàng

Trong phần này, tôi sẽ giới thiệu đến mọi  người 4 sơ đồ mạch điện phổ biến nhất, bao gồm:

Sơ đồ mạch điện hệ thống điều khiển

Sơ đồ mạch điện xe nâng dưới đây là một sơ đồ điều khiển động cơ điện tử (Electronic Engine Control System), thường được gọi là hệ thống ECM. Nó cho thấy cách các bộ phận khác nhau của động cơ giao tiếp với nhau thông qua bộ điều khiển trung tâm ECU (Engine Control Unit) để tối ưu hóa hiệu suất và lượng khí thải.

Các thành phần chính trong sơ đồ:

  • ECU (Engine Control Unit)
  • Cảm biến (Sensor): Cảm biến vị trí trục cam, Cảm biến vị trí trục khuỷu, Cảm biến áp suất đường ống nạp, Cảm biến lưu lượng khí nạp, Cảm biến nhiệt độ nước làm mát, Cảm biến nhiệt độ đầu xi lanh, Cảm biến oxy gia nhiệt, Cảm biến oxy khí thải.
  • Cơ cấu chấp hành (Actuator): Kim phun nhiên liệu, Bướm ga, Hệ thống đánh lửa và Van tuần hoàn khí thải.

Lưu ý rằng, sơ đồ mạch điện hệ thống điều khiển động cơ xe nâng dưới đây là sơ đồ chung. Các hệ thống ECM thực tế có thể phức tạp hơn với nhiều cảm biến và cơ cấu chấp hành khác nhau.

So do mach dien dieu khien dong co
Sơ đồ mạch điện hệ thống điều khiển

Sơ đồ mạch điện béc phun

Sơ đồ mạch điện béc phun dưới đây là một dạng điều khiển nối đất, khá phổ biến hiện nay. Nó cho thấy cách ECU điều khiển béc phun để phun nhiên liệu vào đúng thời điểm và với lượng phù hợp.

Các thành phần chính bao gồm:

  • Béc phun (Injector)
  • Nguồn điện (VSS 12.6 volts)
  • Rơ le ASD (ASD Relay – Automatic Shut Down Relay)
  • Bộ điều khiển béc phun (Inj. Driver)

Xem thêm: Nguyên nhân khiến xe nâng không tiến lùi được, cách sửa chữa hiệu quả

So do mach dien bep phun
Sơ đồ mạch điện béc phun

Sơ đồ mạch điện bướm ga xe nâng

Sơ đồ mạch điện bướm ga dưới đây mô tả một hệ thống bướm ga điện tử đơn giản, thường thấy trong các loại xe nâng hàng. Nó cho thấy cách bướm ga được điều khiển bởi một bộ điều khiển động cơ và cung cấp tín hiệu phản hồi về vị trí của nó.

Các thành phần chính trong sơ đồ gồm:

  • Bướm ga (Throttle)
  • Microswitch (công tắc phát hiện vị trí bướm ga đóng mở)
  • Công tắc F/R (F/R Switch) (Công tắc xác định hướng di chuyển)
  • Bộ điều khiển động cơ (Motor Controller)
  • Nguồn điện (24-80V DC)
So do mach dien buom ga
Sơ đồ mạch điện bướm ga xe nâng

Sơ đồ mạch điện cuộn dây đánh lửa

Sơ đồ sau đây cung cấp mô tả một hệ thống đánh lửa sử dụng module HEI (High Energy Ignition), một hệ thống phổ biến trong các động cơ xăng cũ. Chức năng chính của hệ thống này là tạo ra tia lửa điện cao áp ở bugi để đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu/không khí trong xi lanh động cơ.

Các thành phần chính:

  • Cuộn dây đánh lửa (Coil)
  • Module HEI (HEI 4 PIN MODULE)
  • Bộ chia điện (Distributor with Duraspark II trigger)
  • Rơ le Bosch 30A (Bosch 30 AMP N.O. RELAY
  • Công tắc đánh lửa (Ignition Switch)
  • Ắc quy (12 Volt Source)
  • Cầu chì 10A (10 AMP Fuse)
So do mach dien cuon day danh lua
Sơ đồ mạch điện cuộn dây đánh lửa

Hướng dẫn cách đọc sơ đồ mạch điện xe nâng chi tiết

Để có thể đọc được sơ đồ mạch điện xe nâng hàng chính xác, bạn cần thực hiện theo trình tự như sau:

Bước 1: Nắm vững các ký hiệu điện cơ bản

Bước 2: Phân tích cấu trúc sơ đồ

Bước 3: Xác định nguồn điện: Tìm kiếm ký hiệu ắc quy hoặc nguồn điện khác.

Bước 4: Tìm các thành phần: Xác định vị trí của đèn pha, đèn hậu, đèn xi nhan, công tắc đèn,…

Bước 5: Theo dõi đường dẫn: Theo dõi đường dẫn điện từ nguồn điện đến từng đèn để hiểu cách chúng được kết nối.

Bước 6: Kiểm tra các công tắc: Xem xét cách các công tắc điều khiển đèn hoạt động.

Tùy thuộc vào cấu tạo của từng loại xe nâng hàng, sơ đồ mạch điện của chúng cũng sẽ được bố trí khác nhau. Do đó, bạn cần nắm vững các quy trình ở trên để có thể đọc được sơ đồ điện xe nâng một cách chính xác nhất.

Huong dan cach doc so do mach dien xe nang
Hướng dẫn cách đọc sơ đồ mạch điện xe nâng chi tiết

Tổng kết

Trên đây là một số sơ đồ mạch điện xe nâng phổ biến và cách để có thể đọc được chúng. Để có thể đọc được chính xác và nhanh nhất bạn nên thường xuyên luyện tập và nắm rõ các ký hiệu của mạch điện.

Tiến Phát (TPG) cảm ơn bạn đã theo dõi hết nội dung chia sẻ về cách đọc sơ đồ mạch điện xe nâng cả chúng tôi.

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *