Mục lục
ToggleXe cẩu là thiết bị không thể thiếu trong các công trình xây dựng, cảng biển và kho bãi. Chúng được thiết kế để nâng và di chuyển vật liệu nặng mà sức người không thể làm được. Mỗi loại xe cẩu có cấu tạo và ứng dụng riêng, phù hợp với từng nhu cầu. Vậy xe cẩu gồm những bộ phận nào và hoạt động như ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Cấu tạo chung của xe cẩu
Xe cẩu được chia thành khá nhiều loại khác nhau gồm: Xe cẩu thùng, xe cẩu bánh lốp, cẩu bánh xích, cẩu trục, cầu chuyền tải, cổng trục… mỗi loại sẽ có những đặc điểm và câu tạo riêng. Tuy nhiên, vì đều có công dụng chính là nâng hạ hàng nên vẫn có một số cấu tạo chung như sau.
Ca bin xe cẩu
Cabin xe cẩu: Không gian làm việc của người vận hành, trung tâm điều khiển mọi hoạt động của xe cẩu. Với xe cẩu tự hành, cabin thường nằm ở đầu xe, tách biệt với khu vực cần cẩu phía sau. Các loại xe cẩu khác có thể có cabin tích hợp với khu vực điều khiển cần cẩu.
Trong cabin sẽ có:
- Ghế ngồi
- Bảng điều khiển
- Hệ thống điều hòa
- Các tiện ích khác
Bộ phận cần cẩu
Là bộ phận chính của xe cẩu, đảm nhiệm vai trò nâng hạ và di chuyển hàng hóa. Cần cẩu thường gắn trên khung xe, di chuyển linh hoạt nhờ động cơ và hệ thống xích tải. Hiện nay có 2 loại cần chính là dạng cần ống lồng và cần hệ dàn. Cấu tạo cơ bản của hệ thống cần cẩu gồm có:
- Cần chính
- Cần phụ (Gắn ở đầu cần chính giúp tăng chiều dài và chiều cao làm viêc)
- Tang cuốn cáp
- Móc cẩu
- Hệ thống thủy lực
Hệ thống thủy lực trên xe cẩu
Có vai trò cung cấp sức mạnh cho mọi hoạt động của cần cẩu, từ nâng hạ vật liệu đến điều khiển chuyển động phức tạp như thò thụt, xoay cần, chân chống… Trong hệ thống thủy lực gồm có:
- Bơm thủy lực
- Van điều khiển
- Xi lanh thủy lực
- Mô tơ thủy lực
- Thùng chứa dầu
- Các bộ phận khác như ống dẫn dầu, bộ lọc, van an toàn…
Mâm xoay hệ thống cần
Bộ phận quan trọng giúp cần cẩu xoay tròn 360 độ, mở rộng đáng kể phạm vi làm việc, cho phép xe cẩu tiếp cận mọi vị trí trong bán kính hoạt động. Cấu tạo của mâm xoay gồm có:
- Vòng bi
- Bánh răng ăn khớp ngoài với bánh răng truyền động.
- Khung mâm xoay kết nối với xe cẩu
Chân chống
Bộ phận quan trọng giúp tăng cường sự ổn định và cân bằng cho xe cẩu khi hoạt động, đặc biệt là khi nâng hạ vật nặng. Chân chống thường được điều khiển bằng hệ thống thủy lực, giúp dễ dàng đưa ra và thu gọn khi hệ thống cần hoạt động.
Đối trọng xe cẩu
Khối lượng lớn, thường làm bằng bê tông hoặc thép, đặt ở phía sau xe cẩu để cân bằng trọng lượng của vật được nâng. Đối trọng giúp ngăn ngừa xe cẩu bị lật về phía trước khi nâng vật nặng.
Hệ thống điều khiển
Giao diện trực quan, giúp người vận hành kiểm soát toàn bộ hoạt động của xe cẩu.
Thành phần chính:
- Cần điều khiển: Điều khiển chuyển động chính của cần cẩu (nâng hạ, thò thụt, xoay).
- Bàn đạp: Điều khiển di chuyển của xe cẩu (tiến, lùi, phanh).
- Nút bấm: Kích hoạt các chức năng phụ trợ như còi, đèn, chân chống…
- Màn hình hiển thị: Cung cấp thông tin về tải trọng, góc nghiêng, chiều cao nâng, cảnh báo an toàn…
Ngoài các bộ phận chính, xe cẩu còn được trang bị thêm nhiều hệ thống phụ trợ quan trọng khác, đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả như hệ thống phanh, hệ thống điện hay các loại cảm biến khác. Tất cả các bộ phận ở trên được kết nối và phối hợp hoạt động nhịp nhàng, tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh, đảm bảo xe cẩu vận hành ổn định, an toàn.
Xem thêm: Các quy định, nguyên tắc về an toàn khi vận hành xe cẩu thùng, cẩu Kato
Nguyên lý hoạt động của xe cẩu
Để giúp mọi người hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của xe cẩu, dưới đây Vận Tải sẽ giới thiệu thêm sơ lược về nguyên lý hoạt động của các bộ phận chính này:
- Khởi động: Người vận hành khởi động động cơ, kích hoạt hệ thống thủy lực và hệ thống điều khiển.
- Điều khiển cần cẩu: Sử dụng cần điều khiển trong cabin, người vận hành điều khiển cần cẩu di chuyển đến vị trí mong muốn. Các chuyển động cơ bản bao gồm:
- Nâng hạ: Thực hiện bằng cách điều khiển xi lanh thủy lực chính.
- Thò thụt: Thực hiện bằng cách điều khiển xi lanh thủy lực phụ.
- Xoay: Thực hiện bằng cách điều khiển mô tơ thủy lực quay mâm xoay.
- Nâng hạ vật liệu: Sau khi cần cẩu đã ở vị trí, người vận hành sử dụng móc cẩu để móc vào vật liệu và điều khiển cần cẩu nâng lên. Hệ thống thủy lực cung cấp sức mạnh cho quá trình nâng hạ.
- Di chuyển vật liệu (nếu cần): Với xe cẩu bánh lốp hoặc bánh xích, người vận hành có thể điều khiển xe di chuyển đến vị trí mới trong khi vẫn giữ vật liệu trên móc cẩu.
- Hạ vật liệu: Khi đến vị trí đích, người vận hành từ từ hạ vật liệu xuống bằng cách điều khiển cần cẩu.
- Thu gọn và kết thúc: Sau khi hoàn thành công việc, người vận hành thu gọn cần cẩu, chân chống (nếu có) và tắt máy.
Xem thêm: Lợi ích và ứng dụng của xe cẩu trong lĩnh vực xây dựng, công nghiệp, vận tải
Lời kết
Bài viết đã cung cấp cái nhìn tổng quan về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của xe cẩu, một trong những thiết bị quan trọng trong ngành xây dựng và vận tải. Hiểu rõ về xe cẩu không chỉ giúp người vận hành làm việc hiệu quả và an toàn hơn mà còn giúp người đọc có thêm kiến thức về một loại máy móc phổ biến trong đời sống.