Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của củ đề xe nâng

Củ đề xe nâng là bộ phận quan trọng, đảm nhiệm vai trò khởi động động cơ đốt trong của xe nâng dầu hoặc xe nâng xăng. Vận Tải Tiến Phát sẽ giúp bạn hiểu rõ về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của củ đề xe nâng, các loại củ đề phổ biến và cách bảo dưỡng củ đề xe nâng nhằm giúp bạn xử lý các sự cố hư hỏng và thay thế nhanh chóng.

Cấu tạo của củ đề xe nâng

Các hãng xe nâng khác nhau như Toyota, Komatsu, Heli, TCM có thể có thiết kế chi tiết khác biệt, nhưng củ đề xe nâng đều có các thành phần chính trong củ đề xe nâng tương đồng. Về cơ bản, củ đề xe nâng là động cơ điện một chiều (DC), cấu tạo gồm các bộ phận chính sau:

  • Vỏ củ đề: Bảo vệ các bộ phận bên trong khỏi tác động môi trường (bụi, nước, va đập), thường làm bằng thép hoặc hợp kim chịu lực.
  • Mô tơ (Motor): Tạo ra mô-men xoắn (lực quay) để khởi động động cơ xe nâng. Các thành phần chính gồm có:
    • Stator (Phần cảm): Cuộn dây đồng quấn quanh lõi thép hoặc sử dụng nam châm vĩnh cửu trong củ đề để tạo ra từ trường tĩnh.
    • Rotor (Phần ứng): Cuộn dây quấn quanh lõi thép nối với cổ góp nhằm quay trong từ trường của stator và tạo ra mô-men xoắn.
    • Cổ góp (Commutator): Gồm các phiến đồng cách điện, gắn trên trục rotor. Có chức năng đổi chiều dòng điện trong rotor, giúp rotor quay liên tục theo một chiều.
    • Chổi than (Brushes): Thường làm từ than chì (graphite) và phụ gia. Tiếp xúc với cổ góp, dẫn điện từ nguồn vào cuộn dây rotor.
  • Công tắc từ (Solenoid)/ Rơ le đề: Có chức năng đóng/ngắt dòng điện lớn từ ắc quy đến mô tơ củ đề.
  • Bánh răng khởi động (Bendix Gear/ Pinion Gear): Bánh răng có cơ cấu trượt hoặc dạng lò xo, giúp nó tự động ăn khớp với bánh đà khi khởi động và tự động tách ra khi động cơ đã nổ. Có chức năng truyền lực quay từ mô tơ củ đề đến bánh đà của động cơ xe nâng.
  • Càng gạt (Fork Lever): Dùng để đẩy bánh răng khởi động vào và ra khỏi bánh đà.
cau tao cu de xe nang
Cấu tạo của củ đề xe nâng

Nguyên lý hoạt động của củ đề xe nâng

Nguyên lý hoạt động của củ đề xe nâng dựa trên nguyên tắc biến đổi điện năng thành cơ năng để tạo ra lực quay ban đầu, giúp động cơ khởi động xe nâng đạt đủ vòng tua để tự duy trì hoạt động.

Khi người vận hành vặn chìa khóa khởi động hoặc nhấn nút khởi động, một dòng điện nhỏ từ ắc quy (thường là 12V hoặc 24V) được cấp đến công tắc từ (Rơ le đề) của củ đề xe nâng. Sau đó, dòng điện này chạy qua cuộn dây trong rơ le, tạo ra từ trường. Từ trường này hút lõi thép di động bên trong rơ le, thực hiện đóng mạch điện chính và đẩy bánh răng khởi động.

Khi dòng điện lớn chạy qua mô tơ đề xe nâng, nó tạo ra từ trường mạnh trong dây quấn stato và rotor, giúp rotor quay với tốc độ cao. Lúc này, bánh răng khởi động của củ đề quay theo. Vì bánh răng đã ăn khớp với bánh đà, lực quay từ mô tơ đề được truyền sang bánh đà, làm quay trục khuỷu của động cơ xe nâng. Quá trình nén và nổ bắt đầu diễn ra trong xylanh động cơ.

Khi động cơ xe nâng đạt đủ vòng tua và bắt đầu tự hoạt động, người vận hành nhả chìa khóa. Dòng điện đến rơ le bị ngắt, từ trường trong rơ le mất đi. Lò xo kéo lõi thép của rơ le về vị trí ban đầu, đồng thời mở mạch điện chính, ngắt dòng điện đến mô tơ đề và kéo bánh răng khởi động tách khỏi bánh đà. 

Tìm hiểu thêm về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của xe nâng hàng.

nguyen ly hoat dong cu de xe nang
Nguyên lý hoạt động của củ đề xe nâng

Các loại củ đề xe nâng phổ biến

Củ đề xe nâng Isuzu 4FE1

  • Thương hiệu: Isuzu 
  • Công suất: 1.4 kW
  • Hiệu điện thế: 12V
  • Nhông đề: 9 răng
  • Giá mua mới: 4 – 6 triệu
  • Giá mua cũ: 1 – 3 triệu
cu de xe nang isuzu 4fe1
Củ đề xe nâng Isuzu động cơ 4FE1

Củ đề xe nâng Komatsu động cơ Yanmar 4D95

  • Thương hiệu: Yanmar 
  • Công suất: 3 kW
  • Hiệu điện thế: 24V
  • Nhông đề: 11 răng
  • Giá mua mới: 3.5 – 5 triệu
  • Giá mua cũ: 800K – 2.5 triệu
cu de xe nang yanmar 4d95
Củ đề xe nâng Komatsu động cơ Yanmar 4D95

Củ đề xe nâng dầu Nissan TD27

  • Thương hiệu: Nissan
  • Công suất: 2.8 kW
  • Hiệu điện thế: 12V
  • Nhông đề: 9 răng
  • Giá mua mới: 5 – 8 triệu
  • Giá mua cũ: 1 – 3 triệu
cu de xe nang nissan td27
Củ đề xe nâng dầu Nissan TD27

Củ đề xe nâng động cơ Mitsubishi S4S

  • Thương hiệu: Mitsubishi
  • Công suất: 2.2 kW
  • Hiệu điện thế: 12V
  • Nhông đề: 10 răng
  • Giá mua mới: 3 – 5 triệu
  • Giá mua cũ: 800K – 2 triệu
cu de xe nang mitsubishi s4s
Củ đề xe nâng động cơ Mitsubishi S4S

Củ đề xe nâng Toyota động cơ 1Z

  • Thương hiệu: Toyota
  • Công suất: 2.5 kW
  • Hiệu điện thế: 12V
  • Nhông đề: 11 răng
  • Giá mua mới: 5 – 7 triệu
  • Giá mua cũ: 1.5 – 3 triệu
cu de xe nang toyota 1z
Củ đề xe nâng Toyota động cơ 1Z

Dấu hiệu củ đề xe nâng bị hỏng

Với kinh nghiệm hơn 7 năm cho thuê và sửa chữa xe nâng, Tiến Phát chia sẻ cho bạn những dấu hiệu của xe nâng cho thấy củ đề xe nâng bị hỏng:

  • Xe nâng không khởi động được hoặc khởi động yếu.
  • Xe có tiếng kêu “tạch tạch” liên tục khi vặn chìa khóa.
  • Có tiếng kêu bất thường như tiếng rít, tiếng gõ, tiếng lạch cạch hoặc tiếng mài kim loại từ vị trí củ đề xe nâng.
  • Thấy khói hoặc mùi khét từ củ đề do cuộn dây stator hoặc rotor bị cháy do nâng quá tải hoặc ngắn mạch.
  • Củ đề xe nâng quay nhưng động cơ không nổ, có thể do bánh răng khởi động không ăn khớp với bánh đà.

Đọc thêm: Các lỗi khiến xe nâng không tiến lùi được

dau hieu cu de xe nang bi hong
Dấu hiệu củ đề xe nâng bị hỏng

Cách bảo dưỡng củ đề xe nâng

Vệ sinh bên ngoài

Thời gian: Thực hiện hàng tuần hoặc hàng tháng, tùy thuộc vào tần suất sử dụng xe.

Công việc:

  • Lau sạch bụi bẩn, dầu mỡ bám trên vỏ củ đề bằng giẻ khô hoặc dung dịch vệ sinh chuyên dụng (không dùng nước).
  • Kiểm tra các đầu nối dây điện như bình ắc quy, dây đến rơ le, dây đến motor đề, đảm bảo chúng được siết chặt, không bị lỏng, gỉ sét hoặc oxy hóa. Nếu có dấu hiệu hư hỏng, cần thay thế ngay.

Kiểm tra chổi than và cổ góp

Thời gian: Thực hiện sau mỗi 500-1000 giờ sử dụng.

Công việc:

  • Tháo nắp bảo vệ chổi than và vệ sinh chổi than. Nếu chổi than quá mòn thì nên thay thế cái mới. 
  • Kiểm tra bề mặt cổ góp, nếu bị xước, cháy hoặc bám nhiều mạt than thì dùng giấy nhám mịn để vệ sinh. Còn nếu bị hư hỏng nặng thì hãy thay thế cổ góp hoặc cả rotor.

Kiểm tra và bôi trơn bánh răng khởi động

Thời gian: Thực hiện sau mỗi 500-1000 giờ hoạt động.

Công việc:

  • Vệ sinh sạch sẽ bánh răng và trục bằng dầu hỏa hoặc dung dịch chuyên dụng.
  • Nếu bánh răng bị mòn hay sứt mẻ thì hãy thay thế cái mới.
  • Bôi một lớp mỡ chịu nhiệt mỏng lên bánh răng và trục.

Kiểm tra công tắc từ (rơ le đề)

Thời gian: Thực hiện sau mỗi 250-500 giờ hoạt động.

Cách kiểm tra: Nghe tiếng “tạch” khi vặn chìa khóa khởi động. Nếu không có tiếng “tạch”, hoặc tiếng “tạch” yếu, có thể rơ le bị hỏng.

Tổng kết

Củ đề xe nâng là bộ phận thiết yếu để khởi động xe nâng, giúp xe hoạt động trơn tru và ổn định. Hy vọng qua nội dung chia sẻ của Tiến Phát, bạn đã có kiến thức tổng quát về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của củ đề xe nâng cũng như biết thêm các loại củ đề, dấu hiệu hư hỏng và cách bảo dưỡng củ đề xe nâng. 

5/5 | (1 Vote)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *