Xe nâng hàng dù là xe nâng điện, xe nâng dầu hay xe nâng tay, đều cần phải có dầu thủy lực xe nâng để vận hành hệ thống nâng hạ và các bộ phận khác. Chọn đúng loại dầu thủy lực và bảo dưỡng định kỳ giúp xe nâng hoạt động bền bỉ, hiệu suất cao và an toàn. Vận Tải Tiến Phát sẽ cung cấp cho bạn mọi thông tin cần thiết về dầu thủy lực xe nâng, giúp bạn biết cách lựa chọn dầu phù hợp và sử dụng đúng nhất.
Dầu thủy lực xe nâng là gì?
Dầu thủy lực xe nâng (hay còn gọi là nhớt thủy lực xe nâng) là một loại dầu nhớt công nghiệp chuyên dụng, có chức năng truyền lực trong hệ thống thủy lực xe nâng, giúp:
- Truyền lực từ bơm thủy lực xe nâng đến xi lanh, giúp nâng hạ càng nâng và hàng hóa một cách trơn tru.
- Giảm ma sát giữa các bộ phận chuyển động, chống mài mòn, bảo vệ hệ thống nâng hạ xe nâng.
- Bôi trơn phớt, ron và các chi tiết khác trong xi lanh thủy lực xe nâng.
- Giải nhiệt cho hệ thống, ngăn ngừa quá nhiệt.
- Bảo vệ các bộ phận, chi tiết kim loại khỏi sự ăn mòn, gỉ sét.
- Làm kín các bộ phận, chi tiết được kín khít, giúp tăng áp suất của hệ thống.

Các loại dầu thủy lực xe nâng phổ biến
Dầu thủy lực 32
Dầu thủy lực xe nâng 32 có độ nhớt thấp, thích hợp cho xe nâng hoạt động ở vùng khí hậu lạnh hoặc hệ thống yêu cầu dầu loãng. Nó có ưu điểm là giúp giảm thiểu tổn thất năng lượng do ma sát trong hệ thống. Loại dầu thủy lực này thường được sử dụng cho các loại xe nâng nhỏ, xe nâng điện.
Dầu thủy lực 46
Dầu thủy lực xe nâng 46 có độ nhớt trung bình, đây là loại dầu nhớt cho xe nâng hàng phổ biến nhất. Nó phù hợp với nhiều loại xe nâng và điều kiện vận hành thông thường. Dầu này có khả năng cân bằng tốt giữa việc truyền lực, bôi trơn và làm mát. Dầu thủy lực 46 thường được khuyến cáo sử dụng trong bảo dưỡng xe nâng hàng.
Dầu thủy lực 68
Đây là loại dầu thủy lực có độ nhớt cao, dùng cho xe nâng hoạt động trong môi trường nhiệt độ cao, tải trọng nặng hoặc hệ thống yêu cầu dầu đặc. Nó giúp tăng cường khả năng bảo vệ chống mài mòn, đặc biệt khi thay dầu thủy lực xe nâng định kỳ. Dầu thủy lực 68 thích hợp sử dụng cho xe nâng dầu hơn.
Dầu thủy lực gốc khoáng
Đây là loại dầu được bán nhiều trên thị trường bởi giá thành phải chăng. Nó đáp ứng tốt các yêu cầu cơ bản của hệ thống thủy lực xe nâng. Tuy nhiên, sử dụng dầu này thì cần chú ý thay dầu định kỳ để xe có hiệu suất tốt hơn và sử dụng bền hơn.
Dầu thủy lực tổng hợp
Loại dầu này có chất lượng cao hơn, tuổi thọ dài hơn, khả năng chịu nhiệt và chống oxy hóa tốt hơn. Dầu thủy lực tổng hợp có khả năng giảm thiểu cặn bẩn, kéo dài thời gian thay dầu. Tuy nhiên, giá thành của nó lại khá cao và thường được sử dụng trong các ứng dụng đặc biệt hoặc khi có yêu cầu cao về hiệu suất.
Ví dụ về một số loại dầu thủy lực tổng hợp:
- Dầu gốc Polyalphaolefins (PAO): có chỉ số độ nhớt VI cao, khả năng bôi trơn tốt
- Dầu gốc Polyglycols (PAG): Dùng trong môi trường có nhiệt độ hoạt động rất thấp
- Dầu gốc Esters: Khả năng tương thích với các vật liệu trong hệ thống, phân huỷ sinh học tốt
Dầu thủy lực chống mài mòn
Loại dầu này chứa các phụ gia đặc biệt để tăng cường khả năng bảo vệ các chi tiết của máy, giảm thiểu ma sát, giúp kéo dài tuổi thọ của bơm thủy lực xe nâng và các bộ phận khác. Nó thường được sử dụng cho các loại xe nâng hoạt động liên tục và tải trọng nâng lớn. Các loại dầu thuỷ lực chống mài mòn thường có ký hiệu AW (Anti-Wear).

Các yếu tố cần xem xét khi chọn dầu thủy lực xe nâng
Để chọn đúng loại dầu máy xe nâng, bạn cần xem xét các yếu tố sau:
- Loại xe nâng: Xe nâng điện, xe nâng dầu, xe nâng tay sẽ có yêu cầu khác nhau về dầu thủy lực.
- Tải trọng nâng: Xe nâng tải trọng lớn cần dầu có độ nhớt cao hơn.
- Điều kiện vận hành: Nhiệt độ môi trường, tần suất hoạt động cũng ảnh hưởng đến việc chọn độ nhớt dầu.
- Khuyến cáo của nhà sản xuất: Luôn ưu tiên sử dụng loại dầu được nhà sản xuất xe nâng khuyến nghị (xem trong sách hướng dẫn sử dụng).
- Tiêu chuẩn dầu thủy lực: Chọn dầu đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế như ISO VG, DIN 51524,…

Thời hạn thay dầu thủy lực xe nâng là bao lâu?
Thời gian thay dầu thủy lực xe nâng được tính dựa trên số giờ hoạt động, điều kiện làm việc và loại dầu sử dụng. Thông thường, nên thay dầu sau khoảng 2000-4000 giờ hoạt động.
Tuy nhiên, khi làm việc ở những môi trường bụi bẩn, nhiệt độ cao thì nó sẽ làm dầu nhanh xuống cấp hơn, chưa kể là mình sử dụng dầu chất lượng không tốt nữa. Bạn có thể kiểm tra chất lượng dầu thường xuyên bằng mắt, xem dầu có bị bẩn, đổi màu, có cặn hay không, và cũng cần kiểm tra lọc dầu thủy lực xe nâng thường xuyên để loại bỏ các tạp chất. Dầu bẩn quá thì nên thay mới để xe chạy tốt hơn.

Quy trình thay dầu thủy lực xe nâng
Bước 1: Chuẩn bị dầu thủy lực xe nâng mới, dụng cụ tháo lắp, khay hứng dầu thải ra từ máy, giẻ lau.
Bước 2: Đặt khay hứng dưới van xả, mở van để dầu cũ chảy ra hết.
Bước 3: Tháo lọc cũ và thay lọc mới vào (nếu cần). Chú ý bôi trơn gioăng cao su và lọc mới.
Bước 4: Siết chặt van xả để đóng van lại.
Bước 5: Mở nắp bình dầu, đổ dầu thủy lực mới vào đến mức quy định (dung tích dầu thủy lực xe nâng thường được ghi trên bình hoặc trong sách hướng dẫn).
Bước 6: Khởi động xe, thử xe ở trạng thái không tải một lúc để dầu lưu thông trong hệ thống.
Bước 7: Kiểm tra mức dầu, nếu thiếu thì bổ sung thêm.

Mua dầu thủy lực xe nâng chất lượng ở đâu?
Bạn có thể tìm mua dầu thủy lực giá rẻ hoặc các loại dầu cao cấp như dầu thủy lực Shell cho xe nâng, dầu thủy lực Castrol cho xe nâng, dầu thủy lực Total xe nâng tại:
- Các đại lý phân phối dầu nhớt xe nâng chính hãng như Shell, Castrol, Total, Mobil, Caltex.
- Các cửa hàng chuyên cung cấp phụ tùng xe nâng.
- Các trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada (nhưng cần chọn nhà cung cấp đáng tin cậy).

Kết luận
Dầu thủy lực xe nâng đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành và bảo dưỡng xe nâng. Hiểu rõ về loại dầu này, cách chọn, thời gian thay thế và quy trình thực hiện sẽ giúp bạn duy trì xe nâng hoạt động hiệu quả, bền bỉ và an toàn. Đừng quên chọn mua dầu từ các nguồn cung cấp uy tín để đảm bảo chất lượng nhé.