Kích thước xe nâng tiêu chuẩn, các thông số kỹ thuật xe nâng

Tác giả:  Thảo Vy   Thời gian đọc: 9 Phút Đăng ngày:  11/02/2025

Cập nhật: 05/03/2025

Xe nâng là thiết bị quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp, kho bãi. Việc hiểu rõ kích thước xe nâng thông số kỹ thuật xe nâng không chỉ giúp bạn chọn đúng loại xe phù hợp mà còn đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình vận hành. Với hơn 10 năm vận hành xe nâng, Vận Tải Tiến Phát sẽ cung cấp cho bạn, đặc biệt là các bạn sinh viên và những người đang tìm hiểu về xe nâng, những kiến thức cơ bản và chi tiết nhất về kích thước và thông số kỹ thuật xe nâng.

Các thông số kích thước xe nâng cơ bản

Kích thước tổng thể (Overall dimensions)

  • Chiều dài tổng thể (Overall length): Được tính từ đầu càng nâng đến điểm sau cùng của xe. Khoảng cách này cho biết không gian tối thiểu cần thiết để xe nâng có thể di chuyển và làm việc. Chiều dài càng lớn thì càng khó di chuyển trong không gian chật hẹp và lối đi nhỏ hoặc dễ va chạm các vật thể xung quanh.
  • Chiều rộng tổng thể (Overall Weight): Là khoảng cách giữa 2 điểm ngoài cùng theo phương ngang của vỏ xe nâng. Chiều rộng của xe nâng thể xác định khả năng mà xe có thể đi qua các cửa, lối đi hay không, đặc biệt là các khu vực làm việc có lối đi hẹp.
  • Chiều cao tổng thể (Overall Height): Được đo từ mặt đất đến điểm cao nhất của xe (thường là nóc cabin hoặc khung nâng khi chưa được nâng lên cao). Chiều cao cần thấp hơn trần nhà, cạnh cửa và chướng ngại vật để xe di chuyển an toàn.

Tìm hiểu thêm: Các loại xe nâng hàng trên thị trường

kich thuoc xe nang
Kích thước tổng thể (Overall dimensions)

Bán kính vòng quay (Turning radius)

Bán kính vòng quay là bán kính vòng tròn nhỏ nhất để xe nâng có thể quay đầu 180 độ hoặc 360 độ mà không va chạm các vật cản xung quanh. Nó giúp xác định khả năng xoay trở của xe khi làm việc trong các khu vực, đặc biệt là không gian làm việc chật hẹp hoặc có nhiều vật cản. 

ban kinh vong quay
Bán kính vòng quay (Turning radius)

Kích thước càng nâng (Fork dimensions)

  • Độ dày càng nâng (Fork Thickness): Độ dày của càng nâng ảnh hưởng đến độ bền và khả năng chịu tải của càng. Thông thường, độ dày này dao động từ 40mm – 70mm. Càng nâng quá mỏng khi nâng vật nặng lên có thể bị cong hoặc gãy.
  • Chiều dài càng nâng (Fork Length): Được tính từ đầu càng nâng đến điểm gắn kết của càng nâng với khung xe. Các kích thước chiều dài càng nâng phổ biến thường là 920mm, 1070mm, 1220mm, 1520mm. Thông số này giúp xác định kích thước hàng hóa có thể nâng, nếu chiều dài càng nâng quá nhỏ so với kích thước hàng hóa thì khi nâng lên có thể dẫn đến tình trạng bị rơi rớt.
  • Chiều rộng càng nâng (Fork Width): Là khoảng cách giữa hai cạnh của mỗi càng nâng, thường dao động từ 100 – 200mm tùy vào loại xe. Càng nâng càng rộng thì độ chịu tải sẽ tốt hơn. 

Tìm hiểu: Xe nâng đối trọng là gì?

kich thuoc cang nang
Kích thước càng nâng (Fork dimensions)

Các thông số kỹ thuật xe nâng quan trọng

  • Tải trọng nâng (Load capacity): Là trọng tải nâng tối đa của xe, giúp xác định khối lượng hàng hóa có thể được nâng hạ an toàn.
  • Trọng tâm tải (Load center): Là khoảng cách từ tâm tải đến mặt trước của càng nâng, thường là 500mm đối với xe nâng tiêu chuẩn. Trọng tâm tải ảnh hưởng đến sự ổn định của xe khi nâng hàng lên cao.
  • Chiều cao nâng (Lift height): Là chiều cao tối đa mà hàng hóa có thể nâng được lên cao.
  • Chiều cao nâng tự do (Free lift): Khoảng cách xe nâng có thể nâng hàng lên mà không làm thay đổi chiều cao khung nâng.
  • Trọng lượng xe (Weight): Tổng trọng lượng của xe khi không tải, nó ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của xe trên các sàn khác nhau và sức chịu đựng của nền móng.
  • Kiểu lái (Operation position): Có nhiều loại kiểu lái bao gồm ngồi lái, đứng lái hoặc điều khiển từ xa tùy thuộc vào cấu tạo xe nâng.
  • Độ nghiêng khung nâng (Tilt angle): Góc nghiêng của khung nâng so với phương thẳng đứng, được điều chỉnh bởi hai xi lanh bên trái và bên phải. Giúp dễ dàng bốc xếp hàng hóa, di chuyển hàng hóa mà không bị trượt.
  • Khoảng cách gầm xe (Ground clearance): Khoảng cách từ mặt đất đến gầm xe. Nó ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của xe nâng trên các địa hình gồ ghề, có vật cản trên đường.
  • Khả năng leo dốc (Gradeability): Là góc dốc tối đa mà xe nâng có thể di chuyển an toàn, thường dao động từ 10% – 30%.
  • Tốc độ di chuyển (Travel speed): Tốc độ di chuyển tối đa của xe khi không nâng và không nâng hàng hóa. Nó ảnh hưởng đến hiệu suất và tiến độ làm việc.
  • Độ mở càng nâng (Fork spread): Khoảng cách giữa hai càng nâng có thể điều chỉnh để phù hợp với nhiều loại pallet và hàng hóa.
  • Loại động cơ (Engine type): Xe nâng có thể sử dụng động cơ điện, dầu diesel hoặc gas/LPG. Xe nâng điện phù hợp khi làm việc trong nhà, xe nâng dầu phù hợp khi làm việc ngoài trời hoặc các khu vực có địa hình di chuyển gồ ghề, bùn lầy.
  • Loại hộp số (Transmission Type): Số sàn, số tự động hoặc số thủy lực, nó ảnh hưởng đến khả năng vận hành và bảo trì.
  • Loại bánh xe nâng (Tire type): Gồm lốp hơi và lốp đặc, mỗi loại phù hợp với từng điều kiện làm việc khác nhau.
  • Loại nhiên liệu sử dụng: Là loại động cơ của xe nâng, nó có thể là chạy bằng bình điện ắc quy, dầu diesel hoặc gas.
  • Thời gian sạc pin (đối với xe nâng điện): Là khoảng thời gian mà pin xe nâng điện được sạc đầy.
  • Dung tích xi lanh (đối với xe nâng dầu): Là sức chứa nhiên liệu của xe nâng dầu, đơn vị đo thường là lít.
cac thong so ky thuat xe nang quan trong
Các thông số kỹ thuật xe nâng quan trọng

Ví dụ về kích thước và thông số kỹ thuật của một số loại xe nâng

Kích thước xe nâng 2 tấn Linde E20

  • Kích thước tổng thể (dài x rộng x cao): 3320 x 1179 x 2181 mm
  • Động cơ: Điện
  • Kiểu lái: Ngồi lái
  • Tải trọng nâng: 2 tấn
  • Chiều cao nâng: 3754 mm
  • Trọng tâm tải: 500 mm
  • Bán kính vòng quay: 1900 mm
  • Tốc độ di chuyển: 20 km/h
kich thuoc va thong so ky thuat xe nang 2 tan linde e20
Kích thước và thông số kỹ thuật xe nâng 2 tấn Linde E20

Kích thước xe nâng dầu 3 tấn Sumitomo 30 

  • Kích thước tổng thể (D x R x C): 3835 x 1235 x 2150 mm
  • Tải trọng nâng: 3 tấn
  • Chiều cao nâng: 4125 mm
  • Khả năng leo dốc: 26%
  • Bán kính vòng quay: 2360 mm
  • Loại lốp: Lốp hơi
  • Động cơ: Dầu diesel
thong so ky thuat xe nang dau 3 tan sumitomo 30
Thông số kỹ thuật xe nâng dầu 3 tấn Sumitomo 30 

Kích thước xe nâng 5 tấn Mitsubishi FD50N

  • Kích thước xe nâng (dài x rộng x cao): 3310 x 1460 x 2400 mm
  • Sức nâng tối đa: 5 tấn
  • Chiều cao nâng tối đa: 5500m
  • Bán kính vòng quay: 2890 mm
  • Khả năng leo dốc: 21%
  • Tốc độ di chuyển khi nâng và không nâng: 21/26 km/h
kich thuoc va thong so ky thuat xe nang 5 tan mitsubishi fd50n
Kích thước và thông số kỹ thuật xe nâng 5 tấn Mitsubishi FD50N

Kích thước xe nâng dầu Komatsu FD50-6 5 tấn 

  • Kích thước tổng thể (D x R x C): 4690 x 1880 x 2500 mm
  • Kích thước càng (Dày x rộng x dài): 55 x 150 x 1220 mm
  • Tải trọng nâng tối đa: 5 tấn
  • Chiều cao nâng cho phép: 4350 mm
  • Trọng tâm tải: 600 mm 
  • Bán kính vòng quay: 3250 mm
  • Khả năng leo dốc tải và không tải: 53/26%
  • Khoảng cách gầm xe: 300 mm
thong so ky thuat xe nang komatsu fd506 5 tan 
Thông số kỹ thuật xe nâng dầu Komatsu FD50-6 5 tấn 

Cách chọn xe nâng dựa vào kích thước và thông số kỹ thuật

Để giúp nâng hạ hàng hóa, máy móc hiệu quả, an toàn và tiết kiệm chi phí thuê hoặc mua xe, bạn cần:

  • Xác định kích thước tổng thể, trọng lượng của hàng hóa. 
  • Xem xét hàng hóa được đặt trên pallet hay hàng rời? Kích thước pallet là bao nhiêu?
  • Chọn loại xe nâng có tải trọng lớn hơn khối lượng hàng hóa một chút để đảm bảo an toàn và độ bền của xe.
  • Đo lường chiều rộng lối đi, chiều cao trần nhà, cửa ra vào để đánh giá chọn loại xe nâng phù hợp.
  • Môi trường làm việc trong nhà hay ngoài trời, địa hình di chuyển bằng phẳng hay gồ ghề, từ đó chọn loại xe nâng có động cơ và loại lốp phù hợp.

Tổng kết

Việc nắm vững kích thước xe nângthông số kỹ thuật xe nâng là vô cùng quan trọng. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích để lựa chọn và vận hành xe nâng một cách an toàn, hiệu quả.

5/5 | (1 Vote)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *